Header Ads

header ad

Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nội dung điều chỉnh quy hoạch bám sát nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định 147/QĐ-TTg ngày 01/02/2019 với nội dung chính: Đánh giá thực trạng phát triển đô thị để xác định các vấn đề cần giải quyết trong nội dung điều chỉnh quy hoạch; Xác định tầm nhìn, mục tiêu phát triển đô thị để dự báo các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quy mô dân số, quy mô đất xây dựng đô thị và hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; Định hướng phát triển không gian: Định hướng điều chỉnh mô hình, cấu trúc không gian toàn đô thị và định hướng phát triển cho các khu vực đô thị; Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng xã hội: Dự báo các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật; định hướng giải pháp xây mới và cải tạo cho các khu chức năng, lồng ghép các định hướng các quy hoạch chuyên ngành. Đồng thời, định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho thành phố.

Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 04/12/2013. Sau 7 năm thực hiện, đến nay thành phố Đà Nẵng đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên các mặt kinh tế - xã hội với tốc độ đô thị hóa nhanh, bộ mặt đô thị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và dịch vụ đã đạt được những kết quả khả quan.

Trên cơ sở Quy hoạch chung đã được phê duyệt, thành phố Đà Nẵng đã triển khai lập các đồ án Quy hoạch phân khu, Quy hoạch chi tiết, Chương trình phát triển đô thị để cụ thể hóa các định hướng chiến lược của quy hoạch chung, kêu gọi các nhà đầu tư tham gia thực hiện các dự án trên địa bàn quy hoạch. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai quy hoạch, đến thời điểm hiện tại đã phát sinh những vấn đề mang tính tổng thể, có tác động lớn đến sự phát triển của đô thị.

Sự ra đời của Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quyết định 393/QĐ-TTg ngày 18/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến định hướng Quy hoạch chung đã được phê duyệt.

Để giải quyết các vấn đề nêu trên, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng tại Công văn số 680/TTg-CN ngày 17/5/2018 và phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch tại Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 01/02/2019. Để trở thành một đô thị lớn; thông minh, sáng tạo; bản sắc, bền vững, khắc phục các tồn tại của quá trình phát triển đô thị, UBND thành phố Đà Nẵng đã tiến hành lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch trình Bộ Xây dựng thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định pháp luật về Quy hoạch đô thị.

Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 giữ nguyên phạm vi và ranh giới nghiên cứu quy hoạch đã phê duyệt tại Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 04/12/2013. Phạm vi nghiên cứu trực tiếp. Cụ thể, trong ranh giới hành chính thành phố Đà Nẵng bao gồm: 6 quận (Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ) và 2 huyện (Hòa Vang, Hoàng Sa) với ranh giới: Phía Bắc giáp Tỉnh Thừa Thiên Huế; Phía Tây và Nam giáp Tỉnh Quảng Nam; Phía Đông giáp Biển Đông. Phạm vi nghiên cứu gián tiếp gồm các khu vực lân cận thành phố Đà Nẵng gồm: Tỉnh Quảng Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Quảng Ngãi; Các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và chuỗi đô thị ven biển.

Quy mô điều chỉnh quy hoạch có diện tích tự nhiên khoảng 129.046 ha (trong đó diện tích phần đất liền khoảng 98.546 ha, phần diện tích huyện Hoàng Sa là 30.500 ha).

Nguyên tắc điều chỉnh quy hoạch Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị (khóa XII) về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 393/QĐ-TTg ngày 18/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn 2030)

Nội dung điều chỉnh quy hoạch bám sát Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định 147/QĐ-TTg ngày 01/02/2019 với nội dung chính: Đánh giá thực trạng phát triển đô thị để xác định các vấn đề cần giải quyết trong nội dung điều chỉnh quy hoạch; Xác định tầm nhìn, mục tiêu phát triển đô thị để dự báo các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quy mô dân số, quy mô đất xây dựng đô thị và hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; Định hướng phát triển không gian: Định hướng điều chỉnh mô hình, cấu trúc không gian toàn đô thị và định hướng phát triển cho các khu vực đô thị; Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng xã hội: Dự báo các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật; định hướng giải pháp xây mới và cải tạo cho các khu chức năng, lồng ghép các định hướng các quy hoạch chuyên ngành.

Đồng thời, định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật. Trong đó, đối với lĩnh vực Giao thông: Dự báo nhu cầu vận tải hành khách, hàng hóa. Định hướng giải pháp phát triển hạ tầng giao thông đáp ứng nhu cầu giao thông tăng cao. Nghiên cứu quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường không, kho bãi hậu cần... Nghiên cứu thiết lập hệ thống giao thông công cộng đô thị, giao thông tĩnh và xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông thông minh, dịch vụ thông minh. Đánh giá tổng thể khả năng thích ứng của hệ thống giao thông vận tải với các kịch bản biến đổi khí hậu. Quy hoạch kết nối hệ thống giao thông ngầm với quy hoạch không gian ngầm của thành phố.

Định hướng chiến lược cải tạo cao độ nền và thoát nước mặt toàn đô thị. Định hướng các giải pháp san lấp tạo mặt bằng xây dựng. Khống chế cao độ xây dựng cho các khu đô thị. Định hướng hệ thống thoát nước mưa hợp lý, tách hệ thống thoát nước thải. Định hướng các giải pháp kỹ thuật để kiểm soát lũ. Định hướng các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng...

Định hướng chiến lược phát triển hệ thống thông tin liên lạc, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị theo mô hình đô thị thông minh. Định hướng quy định về quản lý, sắp xếp việc ngầm hóa, sử dụng chung hạ tầng mạng viễn thông.

Dự báo nhu cầu sử dụng nước toàn đô thị và theo các khu vực trong đô thị. Định hướng chiến lược nước sạch. Xác định chỉ tiêu và tiêu chuẩn thiết kế. Đánh giá và lựa chọn nguồn cấp nước; lập các phương án cấp nước; lựa chọn công nghệ xử lý nước. Xác định quy mô các công trình đầu mối cấp nước, vị trí công trình đầu mối, công suất khai thác. Định hướng các biện pháp bảo vệ nguồn nước và các công trình cấp nước.

Dự báo nhu cầu phụ tải điện, xác định nguồn cung cấp điện trong những năm tới. Định hướng lưới truyền tải và phân phối điện. Định hướng các giải pháp thiết kế lưới điện không ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Xác định hệ thống thoát nước cho từng khu vực trong thành phố, các yêu cầu về chất lượng nước đối với các loại nước thải sau khi xử lý. Định hướng về công tác thoát nước thải/chất thải rắn. Định hướng các giải pháp xây dựng nghĩa trang, tổ chức thu gom và quản lý chất thải rắn. Định hướng vị trí, quy mô, công suất công trình đầu mối xử lý chất thải rắn.

Bên cạnh đó, Đồ án sẽ đánh giá môi trường chiến lược tích hợp với kịch bản ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đưa ra các giải pháp môi trường, các khuyến cáo sử dụng đất, cấu trúc đô thị, cơ chế chính sách, nguồn lực, nhằm giảm thiểu các thiệt hại trong trường hợp thiên tai hoặc biến đổi môi trường lớn xảy ra; Đưa ra các chương trình dự án ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện; Quy định quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch chung.



Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.